Chùa Cái Bầu Quảng Ninh - Khám phá ngôi chùa tâm linh ven biển cùng Vân Đồn Xanh
Chùa Cái Bầu thuộc khu vực nào của tỉnh Quảng Ninh?
Với vị trí đắc địa gần sát với Bãi Dài và nằm bên vịnh Bái Tử Long, chùa Cái Bầu Quảng Ninh là một lựa chọn lý tưởng dành cho những ai đang tìm kiếm một điểm du lịch tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng. Chùa còn có tên gọi khác là Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm, thuộc xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Chùa được xây dựng trên nền gốc của Phúc Linh Tự vào năm 2007. Sau đó từng mất khoảng 2 năm tu sửa và chính thức được khánh thành vào năm 2010 với tổng diện tích hơn 20ha. Không những là điểm đến tâm linh nổi tiếng, linh thiêng mà nơi đây còn có phong cảnh hữu tình, rất được lòng du khách thập phương.
Thời gian đẹp nhất để đi chùa Cái Bầu Quảng Ninh
Các điểm du lịch tâm linh nói chung và chùa Cái Bầu Quảng Ninh nói riêng thường sẽ thu hút được đông đảo khách du lịch nhất vào những dịp lễ hội lớn trong năm như Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan…
Và khoảng thời gian đẹp nhất để bạn có thể trải nghiệm, hoà mình vào không khí lễ hội này tại chùa Cái Bầu sẽ là khoảng tháng 1 - tháng 3 âm lịch hàng năm. Khoảng thời gian này chùa Cái Bầu sẽ tổ chức rất nhiều những hoạt động lễ hội nhộn nhịp, thu hút được rất đông đảo du khách.
Trong số đó cực kỳ recommend lễ Vu Lan tại chùa Cái Bầu cho các bạn nhé. Nếu có cơ hội được đến với chùa Cái Bầu Quảng Ninh đúng vào dịp lễ này bạn sẽ thấy được độ hoành tráng, chỉn chu và thấy rằng đây là một hoạt động xứng đáng để trải nghiệm. Hằng năm cứ vào tháng 7 âm lịch, người dân Quảng Ninh sẽ được ngắm trọn lễ hội hoa đăng cực kỳ lớn, rực rỡ sắc màu tuyệt đẹp tại ngôi chùa này. Đây là một lễ hội mang ý nghĩa cầu siêu cho người đã khuất. Hàng trăm những ngọn đèn hoa đăng được thắp lên đỏ rực, thả xuống mặt nước mang theo ước nguyện, cầu bình an và cũng là để tỏ lòng thành kính của người còn sống đối với những người đã khuất.
Hướng dẫn đường đi đến chùa Cái Bầu Quảng Ninh cùng Vân Đồn Xanh
Quãng đường từ Hà Nội đến Vân Đồn khoảng 250km với thời gian di chuyển trung bình tuỳ theo từng loại phương tiện là 3.5 - 5h đồng hồ.
-
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Nếu lựa chọn tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân đến chùa Cái Bầu Quảng Ninh thì bạn phải chuẩn bị hành trang thật tốt, tay lái cứng vì đi đường cao tốc. Vân Đồn Xanh sẽ gợi ý cho bạn 2 lộ trình từ Hà Nội về chùa Cái Bầu như sau:
Lộ trình 1: Xuất phát từ thành phố Hà Nội men theo QL5 => TP. Hải Dương => thị trấn Nam Sách (Hải Dương) => QL183 => thị trấn Sao Đỏ (Chí Linh) => Đông Triều => Uông Bí => Hạ Long => Cẩm Phả => Cửa Ông => Vân Đồn => qua cầu Vân Đồn và đi thẳng là đến chùa Cái Bầu rồi.
Lộ trình 2: Xuất phát Hà Nội => QL5 đến ngã 3 Sài Đồng => Đường 1 đến Bắc Ninh => QL18 qua Phả Lại - Chí Linh - Đông Triều - Uông Bí - Hạ Long - Cẩm Phả - Cửa Ông - Vân Đồn => qua cầu Vân Đồn và đi thẳng đến chùa Cái Bầu.
-
Di chuyển bằng xe Vân Đồn Xanh
Dịch vụ xe khách du lịch ngày một phát triển, cùng với đó là những hãng xe lậu hay làm ăn thiếu trách nhiệm cũng được đà lấn tới. Nếu như chẳng may bắt phải những loại xe này thì có thể chuyến đi của bạn sẽ ảnh hưởng khá xấu. Vì vậy, việc lựa chọn hãng xe uy tín cũng là một phần rất quan trọng trong cả hành trình.
Hiện nay, do tuyến đường cao tốc Hà Nội - Quảng Ninh cũng đã hoàn thành nên việc di chuyển cũng trở nên thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn. Vân Đồn Xanh với dòng xe limousine đời mới chuyên tuyến Hà Nội - Hạ Long - Vân Đồn sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn. Lộ trình di chuyển cùng Vân Đồn Xanh đến chùa Cái Bầu:
Hà Nội: đón tận nơi -> Cao tốc HN - Hải Phòng -> Cao tốc Hải Phòng - Hạ Long -> Tp Hạ Long, Bãi Cháy (trả tận nơi) -> Đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả -> Cảng Ao Tiên -> từ đây bạn có thể đặt Grab hoặc trả thêm phí trung chuyển (80-100k) để đến chùa Cái Bầu.
-
Đi chùa Cái Bầu ăn uống và nghỉ ngơi ở đâu?
Trong chùa Cái Bầu sẽ không bán đồ ăn, bởi vậy nếu đi trong ngày thì bạn nên chủ động chuẩn bị đồ mang theo để tiện lợi hơn. Hoặc cũng có thể xin chùa cơm chay, nước uống tại chùa hoàn toàn miễn phí. Còn nếu như bạn đi đoàn đông thì có thể tham khảo một số nhà hàng tại Vân Đồn ngon - bổ - rẻ với những loại hải sản phong phú như:
-
Nhà hàng Gió Biển 2: Đông Sơn, khu 8 Vân Đồn, gần với UBND huyện Vân Đồn.
-
Nhà hàng Tuyên Tuyết: Cái Rồng, Vân Đồn.
-
Nhà hàng Đại Dương: khu 8 thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn.
Vậy còn chỗ nghỉ ngơi khi đi chùa Cái Bầu thì sao? Thông thường cũng có khá nhiều khách lựa chọn xin ngủ lại tại chùa nếu đi qua đêm. Tuy nhiên, để thuận tiện và thoải mái nhất các bạn có thể tham khảo một số nhà nghỉ, khách sạn ở Vân Đồn nhé. Hiện có nhiều trang web trực tuyến như Booking hay Agoda để bạn có thể lên tham khảo trước các nhà nghỉ khách sạn. Vân Đồn Xanh xin gợi ý bạn một vài địa điểm nhé:
-
Ann Hotel - Quan Lan Island: giá khoảng 550k/đêm
-
Khách sạn Vân Hải Xanh: giá khoảng 432k
-
Nhà nghỉ Ling Hotel: giá khoảng 400k
-
Nhà nghỉ Vân Nam: giá khoảng 150k - 400k
-
Tuấn Ngọc Hotel
Khám phá chùa Cái Bầu Quảng Ninh có gì đặc sắc?
Chùa Cái Bầu được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ kính, lưng tựa núi và mặt hướng biển. Chùa tọa lạc trên đỉnh núi cao với không gian thoáng đãng và gồm 4 khu vực chính được phân chia rõ ràng để khách đến tham quan. Cụ thể:
-
Khu chính điện
Chùa Cái Bầu Quảng Ninh với khu chính điện được xây dựng trên diện tích lên đến hơn 6000 mét vuông. Được xây dựng gồm 2 tầng gồm: tầng trên thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, tầng dưới đặt tượng Bồ Tát và Sư Lợi. Nếu đã đến chùa Cái Bầu, đừng bỏ lỡ khu vực này và chiêm ngưỡng những bức tranh chạm khắc bằng đồng trên bốn phía tường của khu chính điện nữa nhé.
-
Lầu Chuông
Ở hai bên Thiền viện của chùa sẽ đều được đặt gác chuông lớn. Đây là khu vực riêng tư của chùa - nơi các sư thầy sẽ đánh chuông mỗi ngày khi có dịp quan trọng đến.
-
Lầu trống
Ngoài lầu chuông thì ở chùa Cái Bầu còn có cả khu lầu trống riêng biệt dùng để trưng bày một chiếc trống siêu lớn. Đồng thời ở khu vực này cũng có những bức tượng điêu khắc bằng đồng nhằm tái hiện lại quá trình hành hương của Đức Phật rất độc đáo.
-
Cổng Tam Quan
Nét độc đáo nhất ở đây phải kể đến lối vào chùa, là một con đường nhỏ uốn lượn quanh co nằm ngay bên bờ biển sóng vỗ. Cổng tam quan với 2 tầng mái, cả ngôi chùa hiện lên với khung cảnh cực kỳ trang nghiêm, ấn tượng. Chính điều này đã khiến cho khu vực cổng tam quan là nơi được ưa thích nhất tại chùa Cái Bầu.
Ngoài ra tại chùa Cái Bầu còn một số những khu vực khác cũng không kém phần độc đáo. Và có lẽ điều đặc biệt nhất ở đây đó chính là không có tình trạng đốt vàng mã tràn lan và những hàng quán rong ruổi. Du khách đến đây có thể được hoà mình một cách trọn vẹn nhất vào không gian tĩnh lặng, thanh bình nơi cửa Phật.
-
Lưu ý khi đi chùa Cái Bầu Quảng Ninh
Cũng giống như nhiều ngôi chùa khác, chùa Cái Bầu là nơi cửa Phật, là không gian tâm linh tín ngưỡng. Bởi vậy khi đến đây bạn cũng cần lưu ý một số những điều sau:
-
Trang phục: gọn gàng, màu sắc tối giản, không mặc váy ngắn, quần short, áo hai dây, áo ba lỗ… Và nếu có thể thì các bạn nên lựa chọn những đôi giày thể thao hoặc giày, dép đế thấp để tiện cho việc di chuyển.
-
Tiền lễ: nếu có thể thì nên đổi trước một ít tiền lẻ để mang đi thành tâm quyên góp. Đồng thời chỉ nên để tiền vào các hòm công đức, tránh rải rác tiền bừa bãi gây mất mỹ quan chốn thanh tịnh.
-
Văn hoá ứng xử: chùa chiền nói chung là những nơi trang nghiêm, thanh tịnh nên du khách đến đây cũng cần chú trọng đến việc cư xử lịch sự, hoà nhã, không nói tục chửi bậy.
-
Quà lưu niệm: người Việt ta vẫn thường có thói quen đi chơi là mua quà lưu niệm. Tuy nhiên ở chùa Cái Bầu lại không có bán. Nếu muốn mua thì có thể mua trước ở khu đền Cửa Ông. Còn nếu muốn mua những đặc sản Hạ Long thì có thể tham khảo thêm ý kiến của bạn bè hoặc người dân địa phương, tránh mua phải những hàng quán bịp bợm và chặt chém giá cao.
Hy vọng với những chia sẻ từ Vân Đồn Xanh bạn sẽ có một chuyến đi đến chùa Cái Bầu Quảng Ninh được trọn vẹn nhất. Đặt xe tuyến Hà Nội - Hạ Long - Vân Đồn đừng quên gọi ngay cho Vân Đồn Xanh nhé.